Ngày Tất niên có thể là ngày 30 tháng Chạp (nếu là năm đủ) hoặc 29 tháng Chạp (nếu là năm thiếu). Đây là ngày gia đình sum họp lại với nhau để ăn bữa cơm Tất niên. Buổi tối trong ngày này, người ta làm cỗ cúng Tất niên.

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói

Ngày Tất niên có thể là ngày 30 tháng Chạp (nếu là năm đủ) hoặc 29 tháng Chạp (nếu là năm thiếu). Đây là ngày gia đình sum họp lại với nhau để ăn bữa cơm Tất niên. Buổi tối trong ngày này, người ta làm cỗ cúng Tất niên.

Mâm cỗ cúng gia tiên trong buổi chiều ngày cuối cùng của năm âm lịch với mỗi gia đình xưa nay vẫn là công việc vô cùng quan trọng và là nét đẹp truyền thống từ bao đời nay. Từ sáng sớm, người phụ nữ trong gia đình lo làm cơm cúng để mời tổ tiên, ông bà về ăn Tết. Người đàn ông trụ cột trong gia đình sửa soạn nơi thờ tự, thăm mộ rồi trở về làm lễ cúng.

thieng-lieng-mam-co-tet

Mâm cỗ cúng tất niên vào chiều ngày 30 tết ngoài ý nghĩa tiễn biệt năm cũ. Đây cũng là bữa cơm để con cháu thể hiện tấm lòng tôn kính, hiếu thảo với những người đã khuất trong gia đình.
Trong quan niệm dân gian, mặc dù ông bà đã chết nhưng linh hồn vẫn còn sống về phù hộ cho con cháu mạnh khỏe, làm ăn phát đạt. “Sự tử như sự sinh, sự vong như sự tồn”, nên những dịp lễ Tết, người ta hay mời ông bà về chung vui với mình.

Lễ vật thiết cúng không cần quá cầu kỳ mà chủ yếu thể hiện được tấm lòng thành. Mâm cơm đạm bạc, chỉ cần có đầy đủ các vị, các hàng đại diện cho các món mặn, chay, thể hiện được sự phong phú trong đời sống hàng ngày của cuộc sống, trước là để cúng thần linh, ông bà tổ tiên, sau là cấp cho con cháu mọi thành viên trong gia đình cùng hưởng lộc và nói chuyện trò vui vẻ trong một năm đã qua, động viên nhau cố gắng, tạo nên một không khí gia đình đầm ấm trong gia đình.



Bữa cơm tất niên chiều 30 Tết vì thế luôn có một cái gì đó hết sức thiêng liêng. Nó trở thành sợi dây vô hình nối giữa người còn sống và người đã chết. Chính điều đó lý giải vì sao quê hương, gia đình luôn là nỗi niềm thương nhớ da diết của mỗi người dân đất Việt, đặc biệt là những con người xa quê, xa xứ, đang sống cách chúng ta nửa vòng trái đất mỗi khi xuân về.

Sau bữa cơm tất niên, mọi người bắt đầu chuẩn bị cho lễ cúng giao thừa hay còn gọi là lễ trừ tịch. Đúng giao thừa, người ta đặt những thức cúng lên bàn thờ gia tiên, thắp hương tưởng niệm, khấn vái, rước ông bà về nhà cùng con cháu vui xuân. Các ngày tiếp theo, người ta đều cúng cơm cho đến hết Tết, làm lễ tiễn ông bà thì việc thờ cúng gia tiên trong ngày Tết mới coi là xong.

Có thể nói, bữa cơm tất niên là nét văn hoá, in đậm trong tâm trí người Việt. Đây đã trở thành một nét đẹp truyền thống, đạo lý sâu xa của dân tộc về việc giáo dục chữ hiếu, nguồn cội cho cháu con, nhắc nhở họ nhớ về những kỷ niệm, công đức của ông bà.


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Về Menu

30 tết chiều 30 tết cúng tất niên mâm cơm tất niên


tướng ngón chân lời nói hay Phòng Bệnh giờ xấu tiểu hạn Tuổi Tuất Cúng xem boi tinh duyen tuong tay tướng mặt không tốt Tuổi Dần bao hieu thiên đức đinh sửu tính tuổi xung theo Lục Thập Hoa Giáp CA Liễu Vô Cư Sỹ cung song ngư và ma kết cung nhân mã và cung kim ngưu có hợp nhau tướng khắc vợ vận mệnh Học tử vi mẫu nhà lồi lõm văn khấn tết Ngày Phật Đản dia ly đặt tên hay cho người tuổi Dậu Phong thủy và trường khí cơ thể sư tử nữ chiêm bao thấy rắn đuổi Màu sắc Luận Mệnh giác thơ Chữ mơ thấy bị ong đốt đánh con gì nắm vợ cấm phương pháp vượng vận địa kiếp Phật Di Lặc Giờ tốt Sao TUẾ PHÁ phù Tu vi rằm tháng bảy cung Mệnh SAO BỆNH PHÙ