Hội Đua Voi Ở Tây Nguyên được tổ chức vào ngày 24 tháng 9 âm lịch tại Buôn Đôn hoặc cánh rừng thưa ven sông Sêrêpốk (Đắk Lắk).

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói

Lễ hội trong ngày 24 tháng 9 âm lịch - Hội Đua Voi Ở Tây Nguyên

Lễ hội trong ngày 24 tháng 9 âm lịch - Hội Đua Voi Ở Tây Nguyên

Hội Đua Voi Ở Tây Nguyên

Thời gian: tổ chức vào ngày 24 tháng 9 âm lịch.

Địa điểm: Buôn Đôn hoặc cánh rừng thưa ven sông Sêrêpốk (Đắk Lắk).

Nội dung: Lễ hội đua voi được tổ chức tại một khu đất trống, khá bằng phẳng, ít cây của vườn Quốc gia Yok Đôn hoặc một cánh rừng thưa ven sông Sê-rê-pốk. Voi dàn hàng ngang khoảng 10 con hoặc nhiều hơn. Trong sự reo hò, cổ vũ của khán giả, đàn voi đua như hăng hái hơn. Chúng đưa vòi lên cao rồi hạ xuống chào mọi người.  Sau một hồi tù và vang lên báo lệnh xuất phát, đàn voi bật dậy chạy thẳng về phía trước. Đường đua thường khoảng 400-500 mét, đua đường dài khoảng 1-2km. Hai anh nài voi, tiếng địa phương gọi là mơ-gát, ngồi trước và sau điều khiển voi chạy đúng đường và giữ sức bền, tăng tốc...  Khán giả phần đông là người bản địa ăn mặc thổ cẩm sặc sỡ hoa văn đứng hai bên đường hò hét tạo nên một không khí náo nhiệt. Theo người dân địa phương, trước khi vào cuộc đua, voi được đưa đến những đồng cỏ xanh tốt và tẩm bổ thêm bằng các loại củ. Trong thời gian này, voi không làm nặng để dưỡng sức. Vì vậy, khi vào đấu trường, con voi nào cũng rất khỏe mạnh, sung sức.  Người M’nông và một số dân tộc ở Tây Nguyên rất quý voi như người Khmer ở Nam bộ quý con bò. Theo truyền thống, con voi thể hiện sức mạnh của bộ tộc, sự sung túc của gia đình. Chỉ có những gia đình giàu có mới có voi được thuần dưỡng từ voi rừng. Hiện nay, chỉ có Tây Nguyên mới còn voi, nhưng số lượng cá thể đang bị giảm sút đáng kể.   Giới trẻ ở đây trở nên xa lạ với phương thức thuần voi của cha ông ngày xưa mà chủ yếu là chăm sóc và điều khiển voi. Những người thuần voi vì thế càng trở nên hiếm hoi theo thời gian. Hiện nay, công việc này chủ yếu là người lớn tuổi, có vài chục năm kinh nghiệm. Huyền thoại về thuần dưỡng voi rừng là N’Thu K’Nul, ông sinh năm 1828, mất khi đã thọ được 110 tuổi, ông có danh hiệu là “Vua săn voi” (khun-ju-nốp) do Hoàng gia Thái Lan ban tặng. Ông được xem là người khai sinh nghề săn bắt và thuần dưỡng voi ở Buôn Đôn, một người tù trưởng đầy quyền lực và được nhiều dân tộc kính phục lúc bấy giờ. Theo người dân địa phương, trong đời ông đã thuần dưỡng khoảng 170 con voi rừng, có người lại nói ông thuần dưỡng đến hàng trăm con; trong đó, có một con bạch tượng-loài vật hiếm có. Hiện nay, khu mộ của ông được giữ gìn kỹ lưỡng. Mộ được kết hợp giữa kiến trúc của người M’Nông và người Lào-hai dân tộc chính ở địa phương vào thời điểm đó. Đó như một biểu tượng của truyền thống sức mạnh đoàn kết các dân tộc anh em. Phần mộ là những chi tiết hình khối đơn giản, trang trí búp sen ở bốn góc và đỉnh. Cạnh mộ Vua săn voi là ngôi mộ hình tháp, có mái nhọn cách điệu nhà rông. Ngôi mộ này do vua Bảo Đại xây dựng cho hậu duệ của N’Thu K’Nul là R’Leo K’Nul, gọi ông bằng cậu. Người ta hay nhầm tưởng ngôi mộ hình tháp là của N’Thu K’Nul. Khu lăng mộ này được nhiều du khách đến chiêm ngưỡng để hiểu rõ hơn về những con người xuất chúng. Về sau, có một số hậu duệ khác của N’Thu K’Nul nối nghiệp, nhưng số lượng voi thuần dưỡng ít hơn và tay nghề kém hơn.  Quần thể du lịch Buôn Đôn là một không gian đặc trưng, là cái hồn của Tây Nguyên với những cánh rừng già, những con sông cuồn cuộn chảy và những hồ nước lưng chừng trời, lưu giữ nhiều chứng tích lịch sử hình thành vùng đất này. Buôn Đôn thuộc xã Krông Na, huyện Buôn Đôn, cách TP Buôn Mê Thuột khoảng 42km.  Đến đây, du khách có dịp thưởng thức cồng chiêng, cưỡi voi.Cá trên sông Sê-rê-pốk và hồ Lắk là những đặc sản quý của vùng này. Ai đến đây cũng phải tìm cho bằng được các loại cá bản địa để thưởng thức vì vị ngon và lạ bởi vị trí hiểm trở của nơi chúng sinh trưởng đã tạo sự khác biệt giữa cá sông, hồ Tây Nguyên với cá sông, hồ ở đồng bằng...


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Về Menu

Hội Đua Voi Ở Tây Nguyên các lễ hội trong tháng 9 âm lịch


tuổi Ngọ cung Bọ Cạp trước bảo bình hợp với cung nào nhất cách đặt tên cho con cây mía kích hoạt hôn nhân xem tử vi Sắp xếp vận dụng trong bếp kiêng kỵ ngày Tết lạc hãm sao hạn sao Thiên Hư tại mệnh đặt tên cho con theo phong thủy Tre con sao hỏa tinh vượng địa Cung Dậu ất sửu hợp với tuổi nào Tư vấn phong thủy về cách đặt bàn Hội Võng Thị duyen am co that khong hình xăm hợp mệnh thổ kì môn độn giáp ngày đẹp xuất hành 2014 tử vi người sinh ngày Giáp Tuất thất vọng xem đường chỉ tay Đại Hạn Bàn về tập tục xem tuổi lấy vợ xem tử vi tháng hai của người tuổi Hợi kết sắm Sao Bênh phù Bính Ngọ Danh nhân tuổi Canh Dần Hồ Chí Minh Giao tỏa Ý nghĩa sao thái âm Sao Tử Vi dự bày bể cá ở huyền quan có nên đặt phòng ngủ trên bếp mơ hẹn hò Phà cung song ngư bộ thiên thương con dê phong thủy tình ki mai hoa dịch phụ nữ cao số tu vi Hướng đặt bàn thờ thần tài cho tuổi Thìn cung nhân mã Ý nghĩa sao Thất Sát Ất Hợi