TÌM HIỂU THÊM VỀ LỊCH SỬ TỬ VI (Trích lục của Yên-tử cư-sĩ Trần Đại-Sỹ) Lịch sử khoa tử vi Trung hoa và Việt nam Yên-tử cư-sĩ Trần Đại-Sỹ Quay về | Trở về trang nhà
Kết Luận-Tài Liệu Nghiên Cứu

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói

IX.- Kết luận
     Tử-vi không phải là một khoa học độc lập, nó là kết tinh trong nhiều khoa học khác trong học thuật tư tưởng Á-châu. Người sáng lập ra không phải là Hy-Di tiên sinh. Ông chỉ là người kết hợp các khoa lại. Chính ông, ông cũng công nhận khoa này có trước ông. Ông chỉ là người bổ túc và đưa nó trở thành một khoa nổi tiếng.
     Khoa Tử-vi truyền vào Đại-Việt thời Lý do Trần Tự Mai, hay Hoàng Bính mang vào không cần thiết. Dù Tự Mai hay Hoàng Bính thì Tử-vi đó cũng thuộc chính phái. Nhưng bí truyền trong dân gian. Đợi mãi đến khi ông Lê Quý Đôn đi sứ Trung-hoa về mang theo bộ Tử-vi của Nam phái, bấy giờ khoa Tử-vi mới được đại chúng hóa. Nhưng cũng chính vì vậy khoa Tử-vi ở Việt-nam có hai trường phái: Một trường chính phái, học rất mau, theo sát Hy-Di tiên sinh.
     Một trường phái nữa ảnh hưởng Nam phái, vì thất truyền thành ra không có hệ thống nào cả.
     Những người nghiên cứu Tử-vi cần phân biệt rõ hai hệ thống, để lúc học mới khỏi bị bỡ ngỡ. Tuy nhiên không phải những sách vở nào của Nam phái cũng hỗn tạp, không phải những vị nào của Nam phái đều đoán liều cả. Tử-vi cũng như y học cần đi đến đối tượng là kết quả, ai đoán trúng, người đó đạt được học thuật. Cũng như y học, nói, viết không phải là cứu cánh, mà ai trị khỏi bệnh, người đó có lý.
      Một vấn đề trước mắt của chúng ta là, làm sao có đủ sách cho các vị nghiên cứu tìm hiểu.

      Sách vở của cổ nhân chỉ là nền móng lúc đầu. Tại sao xưa kia Hy-Di tiên sinh đã tìm ra được nhiều nguyên lý Tử-vi, ngày nay chúng ta không thể đi sâu hơn tìm ra những nguyên lý khác. Cái xe hơi thế kỷ thứ 18 thô sơ, người sau cải tiến dần, nay trở thành những xe tối tân. Tử-vi là khoa học, chúng ta có thể tìm thêm, nghiên cứu rộng, để đưa ra những phát hiện mới. Bấy giờ mới đi tìm vận số con người, lại có thể đi xa hơn, phát triển phá cách, trợ cách, một lối phát huy độc đáo đời Trần, cần được đào sâu để đạt được tuyệt đích khoa học vậy.

Viết tại Bruxelles, mùa Đông, Tân-dậu (1981)
Trần Đại Sỹ
TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
Hầu hết bằng Hoa-văn, và vài bộ bằng Việt-ngữ, gồm những bộ ghi trên.

        1. Thư tịch về khoa Tử Vi
        2. Nguồn gốc khoa Tử Vi
        3. Khoa Tử Vi đời Tống
        4. Khoa Tử Vi sau Hi-Di
        5. Tử Vi vào Việt Nam
        6. Khoa Tử Vi đời Trần
        7. Khoa Tử Vi đời sau
        8. Dị biệt chính, Nam phái
        9. Kết luận

Quay về | Trở về trang nhà



Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Về Menu


12 con giáp cuối tháng 11 Cửa Nhà Vị trâu phong thủy có tác dụng gì bá tước St Germain phong tục truyền thống trong ngày tết hữu Top Hội Nghinh Ông ba Dà giac mo Hội Làng Liên Bạt Thần sát trong tứ trụ chòm sao nam dễ đánh mất tình yêu căn luan SAO HÓA QUYỀN sao Liêm Trinh CÂN XƯƠNG TÍNH SỐ tết thanh minh cây cảnh trừ hung tuổi Dần hợp làm ăn với tuổi nào dac tà Người tuổi Tỵ các lễ hội ngày 15 tháng 11 âm lịch trường thọ Sao hỏa tinh xăm mình bao diem nếp nhăn phong thủy gia đình thiền bí quyết tán gái thuật ngữ phong thủy la sô tư vi chòm sao mộng mơ đá các mẫu tủ tường phòng khách Nguyên Người tuổi Tuất mệnh Thổ Bát đi đền chùa nửa đầu năm tính cách Hội Đền Bắc Lệ tỉnh Lạng Sơn người mệnh Khôn hợp màu gì thang 4 Khách sạn phong thủy đầu tiên của thế