Đền Voi Phục tọa lạc tại Đường Thụy Khuê, Tây Hồ, Hà Nội. Đền Voi Phục là một ngôi đền trong Thăng Long tứ trấn của thành Thăng Long xưa, gồm bốn ngôi đền
Đền Voi Phục - Hà Nội

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói

Đền Voi Phục tọa lạc tại số 261, Đường Thụy Khuê, Tây Hồ, Hà Nội. Đền Voi Phục là một ngôi đền trong Thăng Long tứ trấn của thành Thăng Long xưa, gồm bốn ngôi đền: Đền Quán Thánh (trấn giữ phía Bắc kinh thành); Đền Kim Liên (trấn giữ phía Nam kinh thành); Đền Bạch Mã (trấn giữ phía Đông kinh thành); Đền Voi Phục (trấn giữ phía Tây kinh thành). Đây là một nét độc đáo thu hút khách thập phương tới địa danh tâm linh này.

Lịch Sử: Đền được lập từ thời Lý Thái Tông (1028-1054) ở góc phía tây nam thành Thăng Long cũ thuộc địa phận làng Thủ Lệ nay là công viên Thủ Lệ. Thờ hoàng tử Linh Lang, con của vua Lý Thái Tông, và bà phi thứ 9 Dương Thị Quang, nhưng tương truyền vốn là con của Long Quân, tên gọi là Hoàng Châu, thác sinh, là người có công trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược nhà Tống, và đã hi sinh trên phòng tuyến sông Cầu vào năm 1076.

Sau khi mất, được người dân Thủ lệ lập đền thờ và được nhà vua sắc phong là Linh Lang đại vương thượng đẳng phúc thần. Thần đã nhiều lần âm phù giúp nhà Trần trong cuộc chiến chống quân xâm lược Nguyên – Mông, và nhà Lê trong cuộc phục hưng. Vì trước cửa đền có đắp 2 con voi quỳ gối nên quen gọi là đền Voi Phục và vì đền ở phía tây kinh thành nên còn gọi là trấn Tây hoặc trấn Đoài (Đoài, theo bát quái thuộc phương Tây).

Kiến Trúc: Đường lên sân đền có ba lối, chính giữa có 12 bậc đá rộng, nơi chỉ để rước kiệu trong ngày lễ, bình thường đi hai lối bên. Trước mặt lối giữa là một giếng vuông mang ý nghĩa tụ thuỷ tụ phúc, nơi xưa kia lấy nước cúng (có lẽ giếng đã được sửa thành vuông trong thời gian gần đây). Ý nghĩa cầu nước và cầu no đủ còn được thể hiện ở đôi rồng mây “chạm tròn” bằng đá, một sản phẩm khoảng giữa thế kỷ XIX và đôi hổ phù gắn hai bên tường cửa chính được chạm nổi, mang nét chuẩn mực.

Đền Voi Phục có dạng chữ Công. Tiền tế 5 gian, kết cấu vì chồng rường, mái lợp ngói mũi hài cổ. Trung đường 1 gian chạy dọc vào phía trong nối với hậu cung. Dưới ngai thờ thần là tượng 2 vị tuỳ tướng quỳ chầu. Hậu cung cũng 5 gian, gian chính giữa ở vị trí sâu và cao nhất là pho tượng đức Linh Lang Đại vương với nét mặt thanh tú, cao sang. Phía trước pho tượng Ngài là một hòn đá lớn được đặt trong hộp kính. Hòn đá có vết lõm, tương truyền thần đã từng gối đầu trên hòn đá này. Hai bên hòn đá là tượng 2 vị phụ tá đứng chầu. Trong đền, ngoài các pho tượng còn có hoành phi, câu đối, nhang án, long ngai, cửa võng bát bửu cùng các đồ tế khí. đều được sơn son thếp vàng lộng lẫy.

Đền Voi Phục
Tượng voi phục

Ngoài ra, đền Voi phục còn sở hữu 9 cây muỗm đại cổ thụ nằm ngay trước sân đền.Những cây muỗm này có tuổi khoảng 700 năm. Cả 9 cây đều được trồng cùng với việc xây dựng ngôi đền Voi Phục từ thời nhà Lý.

Lễ hội của đền là một cuộc sinh hoạt văn hoá thường niên, mang tính chất mở, với sự tham gia của thập phương, vượt ra ngoài không gian đất Thủ Lệ, ít nhất là vùng Thuỵ Khuê, Thủ Lệ, Vạn Phúc rồi vùng Thập tam trại và cả Bồng Lai (Đan Phượng – Hà Tây) – lễ hội chính của đền Voi Phục diễn ra vào ngày 9 và 10 tháng hai âm lịch., từng năm có thể kéo dài từ 3 tới 10 ngày tuỳ theo sự đóng góp của dân, đáng kể nhất là việc

Đền Voi Phục đã được trùng tu sửa chữa nhiều lần và ngôi đền hiện nay khang trang hơn so với ngôi đền cũ bị thực dân Pháp phá hủy năm 1947, được trùng tu năm 2000,2009. Đền được tách hẳn khỏi công viên thủ lệ, toạ lạc trên gò Long Thủ giữa một khu đất rộng, dưới xum xuê cành lá. Mặt tiền trông ra hồ thủ lệ mênh mông gợn sóng. Đền Voi Phục được Bộ Văn hóa xếp hạng di tích lịch sử văn hóa ngày 28/4/1962.

Trong lịch sử, đền Voi Phục như một trấn thiêng ở phía Tây của thành Thăng Long, đền không chỉ liên quan trực tiếp với Kinh đô mà nó đã hội vào bản thân rất nhiều dòng chảy của tín ngưỡng dân gian để tồn tại với thời gian, hiện nay khó ai có thể nắm bắt được hết những ý nghĩa thiêng liêng của kiến trúc mang vẻ đẹp thánh thiện này, chỉ biết rằng, đền Voi Phục, từ nay sẽ luôn được tôn tạo xứng đáng, vì đó là một điểm sáng trong tinh thần bảo tồn bản sắc văn hoá dân tộc.


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Về Menu


phong tục kỳ lạ tục lệ hôn nhân phong thủy Singapore Phụ nữ cằm to thì khoái sex thước vÃƒÆ chúc bạn may mắn trong tiếng nhật Cử chỉ đôi tay nữ giới Hoắc Kiến Hoa và Lâm Tâm Như Giấc cưa đổ Khám phá vận đào hoa của người tuổi tướng nữ giới không nên lấy làm vợ hào phóng An鎈 quý tỵ Nữ Ma Kết nam Kim Ngưu phong thuy giuong ngu Tướng mặt phụ nữ được đàn ông yêu nỗi nốt ruồi cát lợi trên mặt nữ giới Tướng lý cung Nam Nữ tiết lộ về con cây cối Tướng phụ nữ giúp chồng triết lý Sao Thiếu Âm ở cung mệnh Tình yêu SAO HÓA QUYỀN Sự tích Vu Lan báo hiếu những điều kiêng kỵ trong phòng làm điềm báo nữ Sư Tử nam Song Tử nốt ruồi đào hoa buổi hẹn hò đầu tiên lá số tử vi lấy chồng giàu Lá số tử vi lấy chồng giàu Đá tính cách xư nữ trinh nữ làm thần giữ của cung Xử Nữ nữ hợp với cung nào 안혜진 mơ thấy bếp con giáp nữ sợ yêu chàng trai ma kết và cô gái bạch dương phụ nữ không nên lấy làm vợ đặt tên tốt cho con Những kiêng kỵ khi đặt tên cho người tỉnh duyen cách tính sinh con trai năm nhuận tên gọi hợp mệnh tên gọi đúng ngũ hành