Đền Bạch Mã là một trong tứ Trấn của kinh thành Thăng Long xưa, gồm bốn ngôi đền: Đền Quán Thánh; Đền Kim Liên; Đền Voi Phục; Đền Bạch Mã
Đền Bạch Mã - Hà Nội

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói

Đền Bạch Mã tọa lạc ở địa chỉ 76 phố Hàng Buồm, phường Hàng Buồm, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Đền Bạch Mã là một trong tứ Trấn của kinh thành Thăng Long xưa, gồm bốn ngôi đền: Đền Quán Thánh (trấn giữ phía Bắc kinh thành); Đền Kim Liên (trấn giữ phía Nam kinh thành); Đền Voi Phục (trấn giữ phía Tây kinh thành); Đền Bạch Mã (trấn giữ phía Đông kinh thành).

Đền Bạch Mã được xây dựng từ thế kỷ 9 để thờ thần Long Đỗ (Rốn Rồng)- vị thần gốc của Hà Nội cổ. Năm 1010, khi Lý Thái Tổ dời đô từ Hoa Lư ra Thăng Long, định đắp thành nhưng nhiều lần thành đắp lên lại bị sụp đổ. Vua cho người cầu khấn ở đền thờ thần Long Đỗ thì thấy một con ngựa trắng từ đền đi ra. Vua lần theo vết chân ngựa, vẽ đồ án xây thành, thành mới đứng vững. Thần được vua Lý Thái Tổ phong làm Thành hoàng của kinh thành Thăng Long.

Văn bia hiện còn ở đền cho biết, đền Bạch Mã được tu bổ lớn vào niên hiệu Chính Hòa (1680-1705) đời Lê Hy Tông, đến năm Minh Mệnh thứ 20 (1839) lại được tu bổ thêm: sửa lại đền, dựng riêng văn chỉ, xây Phương đình, quy mô ngày càng rộng rãi, cảnh quan tôn nghiêm, nổi tiếng ở chốn đất thiêng.

Kiến Trúc: Hiện tại ngôi đền có qui mô kiến trúc lớn, quay theo hướng Nam gồm có Nghi môn, Phương đình, Đại bái, Thiêu hương, Cung cấm và nhà hội đồng ở phía sau. Các mục hạng này được bố trí theo chiều dọc, trong một không gian khép kín.

Kiến trúc đền còn lưu lại hiện nay chủ yếu mang phong cách nghệ thuật thời Nguyễn (thế kỷ 19). Nổi bật trong kết cấu kiến trúc của đền là toàn bộ khung nhà gỗ với hệ thống cột gỗ lim lớn, các bộ vì đỡ mái được làm kiểu “giá chiêng chồng rường con nhị”, đặc biệt là “hệ củng 3 phương” tại nhà phương đình vừa có tác dụng chịu lực, vừa là tác phẩm nghệ thuật và sử dụng để treo đèn trong các ngày lễ hội và kết cấu “vòm vỏ cua” đỡ mái hiên nhà thiêu hương. Trên các cốn gỗ, xà lách, xà ngang, các vì chồng rường đều có nhiều mảng trang trí với các đề tài phong phú và nét trạm chắc, khỏe.

Trong nội thất của đền, phương đình ở phía trong, bên trái có cây hương, bàn thờ, phía ngoài có miếu thờ Tề Vương Phi, bên phải phương đình thờ Bể Núi. Thiêu hương và cung cấm có ban thờ và đồ tế lễ.

Hiện đền còn lưu giữ nhiều di vật cổ có giá trị như: bia đá, sắc phong, kiệu thờ, hạc thờ, đôi phỗng, Cùng với các giá trị về kiến trúc nghệ thuật, di tích đền Bạch Mã là một nguồn tư liệu quí để nghiên cứu, tìm hiểu Thăng Long-Hà Nội về nhiều mặt. Có hơn một nghìn năm lịch sử, Đền Bạch Mã là một trong những di tích kiến trúc nghệ thuật tiêu biểu của thủ đô Hà Nội.

Đền Bạch Mã liên tục tiếp đón các du khách trong và ngoài nước đến viếng, tìm hiểu về một trong những di tích lịch sử văn hóa của Thăng Long-Hà Nội, nơi có vị thần Long Đỗ Thành hoàng quốc đô Thăng Long ngự trị, đã và đang phù trợ cho nhân dân.


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Về Menu


Xem tu Chọn tên thuộc hành Mộc tốt cho bé thầy Cong đổi Ă Huong ke giường sao cự môn xây mộ lỗ lễ hội Bon Om Thook Tuổi tý Ý nghĩa sao tử xem tướng chỉnh năng lực bói bàn chân chu dich tả 1992 mệnh gì van han Chòm sao nam Con số vân thơ nham tuat học tâm linh đồ trang trí phòng bếp nắm Tuổi Tý hợp làm ăn với tuổi nào 2016 điều cấm kị khi đặt tên con thờ Phật Phát cúng lễ Xá tội vong nhân NhÃƒÆ tuổi dậu và tuổi hợi có hợp nhau Âm lịch vật đặt tên chỉ ngũ hành Thổ động vật Xem bởi dẠBán nhà nhanh ngủ hướng đinh hợi 2007 mệnh gì chuyển trồng cây cảnh sân vườn