Chùa Non Nước tọa lạc tại Thanh Bình, Ninh Bình. Mỗi năm Chùa Non Nước đón hàng nghìn lượt khách du lịch trong nước và quốc tế về thăm quan, chiêm bái
Chùa Non Nước - Ninh Bình

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói

Chùa Non Nước tọa lạc tại địa phận đường Lê Đại Hành, phường Thanh Bình, thành phố Ninh Bình.

Chùa Non Nước ở Ninh Bình là một ngôi chùa cổ tọa lạc dưới chân núi Non Nước, bên bờ sông Đáy và cửa sông Vân. Núi chùa Non Nước là một di tích lịch sử văn hóa quốc gia đồng thời cũng là một điểm du lịch quan trọng của thành phố Ninh Bình.

Núi Non Nước có tên cổ là Dục Thúy Sơn, nghĩa là “con chim trả” tắm bên dòng sông nước bạc”, cao trên 100m. Núi nằm ở vị trí ngã ba sông, giao giữa sông Vân với sông Đáy. Hàng trăm năm trước, chân núi bị sóng biển bào mòn, khoét thành một hõm sâu, từ xa nhìn lại, núi giống như một mái hiên hình vòm cuốn che rợp cả một khoảng sông xanh.

Dưới chân núi là chùa Non Nước – một ngôi chùa cổ kính đã có hàng trăm năm tuổi, chùa được xây dựng từ thời nhà Lý, dưới đời vua Lý Nhân Tông, quốc sư Nguyễn Minh Không xây dựng một ngôi chùa thờ Phật dưới chân núi Dục Thúy Sơn về phía Đông. Chùa được xây bằng đá, mái cong rồng lượn và đã xuất hiện tháp là nơi thờ Phật. Trong tháp đặt một tượng Phật chính và một số tượng phụ.

Sang thế kỷ XIII, tháp được tách ra, thành hai kiến trúc riêng: chùa và tháp. Tháp không còn là chùa mà trở thành mộ sư. Chính vì vậy, đến đời Trần, tháp Linh Tế đổ vỡ. Đến thời vua Trần Hiến Tông (1337), tháp Linh Tế được khởi công xây dựng lại. Người đứng lên chủ trì việc xây dựng tháp là nhà sư Trí Nhu (người phủ Tràng An, châu Đại Hoàng – tức là người Ninh Bình). Khi đang giữ chức Tả ty Lang trung, Tả giám Nghị đại phu, Trương Hán Siêu đã viết bài “Dục Thúy sơn Linh Tế tháp ký” (Bài ký tháp Linh Tế ở núi Dục Thúy), nhân việc tháp Linh Tế xây dựng lại xong. Trong bài ký đó, Trương Hán Siêu đã cho biết tháp Linh Tế xây dựng lại cao 4 tầng: “Tháp xây 4 tầng, đêm tỏa hào quang, kẻ xa người gần đều trông thấy rõ”.

Chùa Non Nước trên núi Thúy Ninh Bình
Chùa Non Nước trên núi Thúy Ninh Bình

Cuối thời Hậu Lê tháp Linh Tế bị đổ vỡ. Chùa có hai cổng, một cổng ra vào ở phía bắc, một cổng ở phía đông nam nhìn ra sông Đáy và đây cũng là cổng để nhiều người ra thả cá chép vào ngày ông táo chầu trời.

Từ sân chùa Non Nước bên sông Đáy bạn có dịp ngắm cây cầu Ninh Bình lịch sử, cầu Non Nước hiện đại và cuộc sống của cư dân trên sông Đáy. Năm 2006, chùa đã được trùng tu lại và khánh thành mới nhung vẫn giữ được vẻ thiêng liêng, trầm mặc.

Mỗi năm chùa Non Nước đón hàng nghìn lượt khách du lịch trong nước và quốc tế về thăm quan, chiêm bái. Từ chùa phóng tầm mắt ra xa, sẽ được chiêm ngưỡng cảnh sắc thanh bình, yên ả của làng quê Việt Nam.


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Về Menu


Phá phòng ngủ công dụng chữa bệnh của peridot ý nghĩa sao Phái Ý nghĩa sao Nguyệt Đức khổng người tuổi mùi Thái tuế dùng tinh dầu tạo năng lượng mới vị trí treo gương đại kị kiêng kỵ khi cưới hỏi dao cung thiên bình và song ngư có hợp nhau đá mắt hổ cung bảo bình hợp với cung nào Những ngôi chùa cầu duyên tác cúng dưỡng Tính tình bảo bình và thiên yết tuổi dau cây phong thủy trong phòng khách tu vi Top những Con Giáp không chịu khuất xuống địa ngục tử vi cho người tuổi thìn trong năm 2015 rủ tướng khuôn mặt chữ điền cặp đôi sư tử và cự giải tướng mông cong Phong thủy hướng cửa chính của căn hộ vận thế người tuổi Thân đàn ông đào hoa Ý nghĩa sao quả tú Sao Tướng Quân ở cung mệnh Người tuổi Dần mệnh Kim Thiên Mã khả mieng dan ong mệnh mộc hợp cây gì tướng mạo kẻ tiểu nhân vị trí két sắt hợp phong thủy Cân xương tính số người tuổi mão dễ kiếm tiền nhưng chòm sao may mắn trong tháng 10 Tình yêu của người tuổi Hợi bộ ngực đẹp của phụ nữ lâm cách thiết kế vườn hoa chuyện ý nghĩa tu vi Tử vi thứ 3 của 12 Con Giáp ngày 3 cây phong thủy trừ tà